T3 Alway's in my hear
Sunday, 2024-06-02, 3:42 AM
Site menu

Login form

Site friends
Phan Nguyễn Phát Thành
 

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Phần Lịch Sử TG ( ai có nhu cầu down dzìa he' )
xX_Nhox_XxDate: Friday, 2009-03-13, 5:43 PM | Message # 1
Giang hồ ẩn sĩ
Group: Users
Messages: 4
Reputation: 0
Status: Offline
Lịch Sử Thế Giới

I. Hội nghị Ianta (2-1945) và những thoả thuận của 3 cường quốc 1. Hoản cảnh triệu tập hội nghị
- Đầu 1945 , CTTG2 bước vào giai đoạn kết thúc . Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc đồng minh
• Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
• Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
• Phân chia lại thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
- Hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô ) với sự tham gia của 3 cường quốc : Liên Xô , Mỹ , Anh .
2. Nội dung hội nghị
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật .
- Thành lập tổ chức liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình , an ninh thế giới .
- Thoả thuận về việc đóng quan tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
* Ý nghĩa hội nghị :
Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới , thường được gọi là trật tự hai cực Ianta ( Mỹ : các nước TBCN , LX : XHCN )
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc
1. Sự thành lập
• 25-04 đến 26-06-1945 , 1 hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô ( Mĩ ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước , để thông qua bản hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ
• 24-10-1945 Bản hiến pháp chính thức có hiệu lực
2. Mục đích
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới , phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc
3. Nguyên tắc hoạt động
• Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
• Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
• Không can thiệp vào công viêc nội bộ của bất kỳ nước nào
• Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình
• Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn ( Liên Xô , Mỹ , Anh , Pháp và Trung Quốc ) .
4. Vai trò của Liên Hợp Quốc
Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác , vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới . LHQ đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực , thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế , giúp đỡ các dân tộc về kinh tế , văn hoá , giáo dục , y tế , nhân đạo …
5. Các tổ chức của Liên Hợp Quốc
• Đại hội đồng
• Hội đồng bảo an
• Ban thư ký
• Toà án quốc tế
6. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc
• 20-09-1977 : VN là thành viên 149
• 16-10-2007 : VN làm uỷ viên không thường trực hội đồng Bảo an ( 2008 – 2009 )

Added (2009-03-13, 5:39 Pm)
---------------------------------------------
III. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945 – 1950 )
• Hoàn cảnh :
- Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong CTTG2 : khoảng 27 triệu người chết , 1710 thành phố , hơn 7 vạn làng mạc , gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề
• Thành tựu :
- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946 – 1950 ) trong vòng 4 năm 3 tháng
- Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh
- Năm 1949 , Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử , phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ
2. Liên Xô tiềp tục xây dựng CNXH ( từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 )
• Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
• Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên TG ( sau Mỹ )
• Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ , công nghiệp điện hạt nhân
• Sản lượng nông phẩm tăng trung bình hằng năm là 16 %
• Về KH – KT , năm 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất . Năm 1961 , LX fóng con tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất , mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
• Về VHXH có nhiều biến đổi , trình độ học vấn không ngừng nâng cao , xã hội ổn định
• Về đối ngoại , thực hiện chính sách bảo vệ hoàn bình TG , ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN .
3. Ý nghĩa
• Củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế
• Nâng cao vị thế trên trường quốc tế
• Trở thành nước XHCN hùng mạnh nhất là chổ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc
IV. Công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu
• Cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn , xuất phát từ trình độ phát triển thấp , bị các nước đế quốc bao vây
• Thành tựu
 Các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng nền công nghiệp , điện khí hoá toàn quốc , sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần
 Nông nghiệp phát triển nhanh chóng , đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân
 Trình độ phát triển KH – KT được nâng lên rõ rệt
 Từ những nước nghèo , các nước XHCN Động Âu đã trở thành các quốc gia công – nông nghiệp .
V. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu
1. Quan hệ kinh tế - KHKT
• Ngày 8-01-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV ) được thành lập với sự tham gia của các nước XHCN ở Châu Âu
• Mục tiêu : là tăng cường sự hợp tác trong các nước XHCN
• Vai trò : thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật , thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trên
• Hạn chế : Không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới , chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ KH – CN , sự họp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu , bao cấp .
2. Quan hệ chính trị - quân sự
• 14-05-1955 Thành lập tổ chức Vacsava
• Mục tiêu : thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Châu Âu
• Vai trò : giữ gìn hoà bình , an ninh Châu Âu và TG , tạo nên thế cân bằng giữa các nước XHCN và các nước TBCN củng cố và tăng cường sức mạnh của các nước XHCN , ngăn chăn , đẩy lùi âm mưu của các nước TBCN
VI. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
• Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan , duy ý chí
• Thực hiện cơ chế tập trung , quan liêu bao cấp ,thiếu dân chủ và công bằng xã hội
• Không bắt kịp bước phát triển của khoa học , kỹ thuật tiên tiến khi tiến hành cải tổ vấp ngã nhiều sai lầm và thiếu sót
• Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
VII. Sự thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949-1959)
1. Sự thành lập
• Sau khi chống Nhật kết thúc , 1946 – 1949 TQ diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và ĐCS
• 20-07-1946 , Tưởng Giới Thạch phát động cuộc nọi chiến chống ĐCS Trung Quốc
• Từ tháng 7- 1946 đến 6 – 1947 Cách mạng TQ phòng ngự tích cự , cách mạng TQ chuyển sang phản công giải phóng các vùng do Quốc Dân Đảng kiểm soát .
• 1-10-1949 CHNDTH ra đời , đứng đầu là Mao Trạch Đông
* Ý nghĩa
• Đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân chủ TQ , chấm dứt ách thống trị của đế quốc , xoá bỏ tàn dư phong kiến , đưa TQ tiến lên XHCN
• Tăng cường lực lượng của hệ thống XHCN trên TG
• Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
2. TQ 10 năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 )
• Đưa TQ thoát nghèo để vươn lên phát triển về mọi mặt
• Thành tựu
 1950 -1952 hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế cải cách ruộng đất
 1953 – 1957 thực hiện kế hoạch thắng lợi 5 năm đầu tiên
 Kinh tế , văn hoá , giáo dục đều có những bước tiến lớn
 Đối ngoại : thi hành chính sách tích cực , góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trảo cách mạng TG

Added (2009-03-13, 5:40 Pm)
---------------------------------------------
VIII. Công cuộc cải cách mở cửa (1978 ) TQ
1. Đường lối cải cách mở cửa
• Tháng 12 – 1978 Trung ương ĐCSTQ đề ra đường lối mở đầu cải cách kinh tế xã hội và được nâng lên thành đường lối chung
• Đại hội lần thứ XIII ( 10 – 1987 ) của Đảng : lấy phát triển kinh tế làm trung tâm , tiến hành cải cách mở cửa , chuyển kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường XHCN ( Mục tiêu biến TQ thành quốc gia giàu mạnh dân chủ và văn minh )
2. Thành tựu
• Về kinh tế : GDP tăng trung bình hằng năm là 8%
• Về KH – KT : 1964 thử thành công bom nguyên tử . 2003 phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người vào không gian
• Về văn hoá – giáo dục : ngày càng phát triển , đời sống nhân dân được nâng lên
• Về đối ngoại : bình thường hoá quan hệ với Liên Xô , Mông Cổ …. Mở trong quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới
• 1997 , thu hồi lại Hồng Công , 1999 thu hồi lại Ma Cao
IX. Lào ( 1945 – 1975 )
• 23-08-1945 , nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
• 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập
 Chống Pháp 1946 – 1954
 3-1946 Pháp trở lại xâm lược Lào
 1946 – 1954 Lào kết hợp với Việt Nam , CPC chống Pháp
 7-1954 Ký hiệp định Giơnevơ công nhận quyền dân tộc cơ bản của Lào
 Chống Mỹ 1954 – 1975
 22-03-1955 Đảng nhân dân cách mạng Lào thành lập , lãnh đạo nhân dân chống Mỹ
 21-02-1973 Hiệp định Viêng Chăn được ký kết ( lập lại hoà bình )
 Từ tháng 05 – 12-1975 , Công hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập
X. Quá trình xây dựng và phát triển các nước ĐNA
1. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Sau khi giành độc lập Indônêxia , Malayxia , Philipin , Xingapo , Thái Lan sáng lập ASEAN
Hướng nội Hướng ngoại
Thời gian Sau khi giành độc lập 1960 -1970
Mục tiêu Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn , lạc hậu , xây dựng nền kinh tế tự chủ Công nghiệp hoá , lấy xuất khẩu làm chủ đạo
Nội dung Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu , lấy thị trường trong nước làm chổ dựa để phát triển sản xuất “Mở cửa” nền kinh tế , thu hút vốn đầu tư nước và kỹ thuật của nước ngoài , tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu , phát triển ngoại thương
Thành tựu Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước , góp phần giải quyết nạn thất nghiệp , phát triển một số ngành chế biến , chế tạo 1980 , tổng kim ngạch xuất khẩu dạt 130 tỉ USD , tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao , Inđônêxia , Malayxia, Philipin , Singapo trở thành “con rồng “nổi trội nhất trong bốn “con rồong “ kinh tế Châu Á
Hạn chế Thiếu vốn , nguyên liệu và công nghệ , thua lỗ , tham nhũng , quan liêu , chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội 1997-1998 bị khủng hoảng kinh tế , nền kinh tế bị suy thoái , tình hình chính trị ko ổn định . Nhưng sau đó được khắc phục và tiếp tục phát triển .

2. Nhóm các nước Đông Dương
• Sau khi giành độc lập , các nước Đông Dương phát triển theo hướng kinh tế tập trung , đạt một số thành tựu , nhưng còn nhiều khó khăn
• 1980- 1990 , các nước này từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường ( kinh tế xã hội có nhiều biến đổi , nhưng tốc độ đạt chưa cao)
3. Các nước khác ở Đông Nam Á
• Brunây thu nhập dựa vào dầu mỏ và khí đốt . Từ thập niên 80 , chính phủ thi hành đa dạng hoá nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dự trữ , gia tăng mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu
• Mianma : 30 năm đầu thực hiện chính sách tự lực hướng nội . Cuối năm 1988 tiến hành cải cách kinh tế và “ mở cửa”

Added (2009-03-13, 5:41 Pm)
---------------------------------------------
XI. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
1. Hoàn cảnh ra đời
• Sau khi giành độc lập , nhiều nước trong khu vực bước vào phát triển kinh tế nhưng gặp nhiều khó khăn , từ đó cần phải hợp tác để phát triển
• Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
• Các tổ chức hợp tác khu vực xuất hiện ngày càng nhiều , cổ vũ cho các nước Đông Nam Á liên kết với nhau
• 8-8-1967 , Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan )
2. Mục tiêu
• Nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên để phát triển kinh tế , văn hoá
• Duy trì hoà bình & ổn định khu vực
3. Quá trình phát triển
• 1967 : 5 nước đến 1999 : 10 nước
 1967 -1975 : ASEAN là tổ chức non yếu ,hợp tác lõng lẻo , chưa có vị trì trên trường quốc tế
 2-1976 : Hội nghị cấp cao ASEAN lần I họp tai Bali ( Inđônêxia ) “ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á “
 Nội dung :
 Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
 Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau
 Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
 Hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế , văn hoá và xã hội
• Lúc đầu ASEAN đối đầu với 3 nước Đông Dương , nhưng từ thập niên 80 khi “ Vấn đề Campuchia” được giải quyết , các nước bắt đầu đối thoại hoà dịu
• 28-07-1995 , VN là thành viên thứ 7
• 9-1997 : Lào , Mianma
• 1999 : Campuchia
4. Vai trò
Tổ chức hợp tác hoàn thiện và chặt chẽ , tạo dựng một khu vực hoà bình , ổn định cùng phát triển
XII. Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
A. Các nước châu Phi
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
Sau CTTG2 , phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở các nước châu Phi
* Từ những năm 50 , trước hết là khu vực Bắc Phi , sau đó lan ra các khu vực khác . Hàng loạt nước giành độc lập như : Ai Cập ( 1953 ) , Angêri ( 1952 ) , Xuđăng ( 1956 )
 1960 : 17 nước giành độc lập ở châu Phi , lịch sử ghi nhận “ năm châu Phi “
 1975 : Môdămbich & Ănggola giành thắng lợi đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã
 Sau 1975 : Các nước thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân cũ , giành độc lập
 Sau nhiều thập kỷ đấu tranh , các nước cộng hoà ra đời ( Dimbabuê 1980 , Namibia 1990 )
* Nam Phi : Sau cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi ( 04- 1994 ) , Manđêla trở thành Tổng thống chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi giành độc lập các nước châu Phi tiến hành xây dựng đất nước và đạt được thành tựu bước đầu , tuy nhiên còn là một châu lục nghèo , lạc hậu , khó khăn
 Xung đột sắc tộc và tôn giáo
 Nội chiến
 Bệnh tật , mù chữ , bùng nổ dân số
 Đói nghèo , nợ nần và phụ thuộc nước ngoài
- Tổ chức thống nhất châu Phi ( OAU ) vào tháng 5 – 1963 , đổi tên thành Liên minh châu Phi ( AU ) năm 2002 , triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục
B. Các nước Mĩ Latinh
1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập
• Sau CTTG2 Mỹ biến Mỹ Latinh thành “sân sau “ của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mỹ
• 1-1-1969 , cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cáttơrô giành thắng lợi , cộng hoà Cuba ra đời
• Từ thập niên 60 -70 , phong trào chống chế độ độc tài thân Mỹ và chống Mỹ ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi
• Panama thu hồi chủ quyền kênh đào Panama ( 1964 – 1999)
• 1983 , ở vùng Caribê , 13 quốc gia độc lập
• Hình thức đấu tranh : Bãi công , nổi dậy của nông dân , vũ trang , nghị trường . Từ đó , Mỹ Latinh trở thành “ Lục địa bùng cháy “ . Các nước lần lượt lật đổ chế độ độc tài và giành độc lập : Chilê , Vênêzuêla , Côlômbia ….
2. Tình hình phát triển kinh tế
• Sau khi khôi phục độc lập chủ quyền , các nước Mỹ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế xã hội , đạt được những thành tựu lớn ( Braxin , Achentina , Mêxicô trở thành nước công nghiệp mới )
• Đến thập niên 80 , kinh tế suy thoái , lạm phát tăng , chính trị biến động
• Thập niên 90 , kinh tế chuyển biến tích cực hơn : thu hút vốn đầu tư nước ngoài , tuy nhiên kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn

Added (2009-03-13, 5:41 Pm)
---------------------------------------------
XIII. Nước Mỹ
A. Nước Mỹ từ năm 1945 – 1973
1. Kinh tế
Sau CTTG2 kinh tế phát triển mạnh mẽ
• Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp TG
• Sản lượng nông nghiệp gắp 2 lần sản lượng các nước Anh , Pháp , Đức , Ý và Nhật cộng lại
• Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển
• Chiếm ¾ dự trữ vàng thế giới
• Nền kinh tế chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới
 Khoảng 20 năm sau chiến tranh , Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
 Nguyên nhân phát triển kinh tế
 Lãnh thổ rộng lớn , tài nguyên thiên nhiên phog phú
 Lợi dụng chiến tranh để làm giàu
 Ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật
 Các tổ hợp công nghiệp , quân sự , công ty , có sức sản xuất , cạnh tranh lớn
 Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước
2. Khoa học – kỹ thuật
• Khởi đầu cuộc cách mạng KH – KT hiện đại và đạt nhiều thành tựu
• Đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ mới ( máy tính điện tử , máy tự động ) , vật liệu mới ( polime , vật liệu tổng hợp ) , năng lượng mới ( nguyên tử , nhiệt hạch ) , chinh phục vũ trụ ( đưa con người lên mặt trăng 1969 ) và đi đầu cuộc “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp
3. Về chính trị - xã hội
• Đối nội :
 Cải thiện tình hình xã hội , khắc phục khó khăn trong nước
 Ngăn chăn , đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ
 Nước Mỹ hoàn toàn không ổn định , chứa đựng nhiều mâu thuẩn giữa các tầng lớp xã hội
• Đối ngoại : triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới
 Mục tiêu :
- Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên TG
- Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
- Khống chế , chi phối các nước đồng minh
 Thực hiện :
- Khởi xướng chiến tranh lạnh , gây chiến nhiều nơi , tiến hành xâm lược VN ( 1954 - 1975 )
- Bắt tay ới các nước lớn XHCN , 2-1972 sang thăm Liên Xô => hoà hoãn 2 nước lớn để chống lại phong trào cách mạng TG
B. Nước Mỹ từ năm 1973 – 1991
1. Kinh tế
- 1973 – 1982 , kinh tế suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973
- 1983 kinh tế phục hồi và phát triển trở lại , vẫn đứng đầu TG nhưng không bằng trước về sức mạnh kinh tế - tài chính
2. Đối ngoại
- Sau thất bại ở VN , Mỹ vẫn triển khai kế hoạch toàn cầu , chạy đua vũ trang với Liên Xô
- Từ những năm 80 , xu hướng đối thoại chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế
- 12 – 1989 , Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh .
C. Nước Mỹ từ năm 1991 – 2000
1. Kinh tế
Suốt thập niên 90 , trãi qua những đợt suy thoái ngắn , nhưng vẫn đứng đầu thế giới
2. Khoa học kỹ thuật
Phát triển mạnh mẽ , chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn TG
3. Chính trị đối ngoại
• Theo đuổi 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược “ cam kết và mở rông “
• Mục tiêu :
 Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh , sẵn sàng chiến đấu
 Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ
 Sự dụng khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ “ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
• Liên Xô tan rã , Mỹ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực
• Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 , từ đó là yếu tố dẫn đến thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại
• Ngày 11-7-1995 , Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Added (2009-03-13, 5:42 Pm)
---------------------------------------------
XIV. Nhật Bản
A. Nhật từ 1945 – 1952
1. Hoàn cảnh
• Thất bại nặng nề trong CTTG2 và gánh chịu hậu quả nặng nề
 3 triệu người chết và mất tích
 40% đô thị , 80 % tàu bè , 34% máy móc công nghiệp bị phá huỷ
 13 triệu người thất nghiệp
 Thảm hoạ đói , rét , đe doạ toàn nước Nhật
• Bị Mỹ chiếm đóng 1945 – 1952
2. Công cuộc phục hồi kinh tế ở Nhật
a. Chính trị
• Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt , xét xử tội phạm chiến tranh
• Hiến pháp mới được công bố ( 1947 ) , quy định Thiên Hoàng chỉ là tượng trưng , Quốc hội có quyền lập pháp
• Cam kết từ bỏ chiến tranh không duy trì quân đội thường trực
b. Kinh tế
• Thực hiện cải cách dân chủ
 Giải tán các “Đaibátxư “
 Cải cách ruộng đất
 Dân chủ hoá lao động
• Dựa vào viện trợ của Mỹ ( 1950 – 1951 ) , kinh tế được phục hồi
c. Đối ngoại
• Liên minh chặt chẽ với Mỹ
• 8-9-1951 , hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật chấm dứt chế độ chiếm đóng đồng minh
B. Nhật từ 1952 – 1973
1. Kinh tế
• Sau khi phục hồi , 1952- 1960 kinh tế phát triển nhanh , 1960 – 1973 được gọi là sự phát triển “ thần kì “
• Tăng trưởng bình quân hằng năm ( 1960 – 1969 ) tăng 10,8 % , cao hơn rất nhiều so với các nước trung bình khác . 1968 vươn lên đứng thứ 2 trên TG sau Mỹ . GNP là 183 tỉ đôla . Năm 2000 , thu nhập đầu người là 38690 USD . Từ những năm đầu 70 , Nhật trở thành 1 trong 3 trung tam tài chính – kinh tế lớn TG
2. Khoa học – Giáo dục
• Coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật , đầu tư cho việc nghiên cứu và mua những phát minh , sáng chế bên ngoài
• Tập trung các lĩnh vực công nghiệp dân dụng
3. Nguyên nhân phát triển kinh tế
• Con người được coi là vốn quý nhất là nhân tố quyết định hàng đầu
• Vai trò lạnh đạo , quản lý có hiệu quả
• Các công ty năng động có tầm nhìn xa và sức cạnh tranh
• Áp dụng thành tựu khoa học – kỷ thuật và sản xuất
• Chi phí quốc phòng thấp
• Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
4. Hạn chế
• Mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp
• Sức cạnh tranh quyết liệt giữa Tay Âu , Mỹ và Trung Quốc
• Nguyên liệu phải nhập khẩu
5. Đối ngoại
• Liên kết chặt chẽ với Mỹ
• 1956 , bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô , là thành viên của LHQ
C. Nhật từ 1973 – 1991
1. Kinh tế
• Do tác động khủng hoảng dầu mỏ 1973 , kinh tế phát triển đan xen giữa khủng hoảng và suy thoái
• Những năm 80 , vươn lên siêu cường tài chính số 1 TG ( Chủ nợ lớn nhất TG )
2. Đối ngoại
• Những năm 70 , đưa ra chính sách đối ngoại mới , tăng cường quan hệ kinh tế , chính trị , văn hoá , xã hội với các nước ĐNA và ASEAN
• 21-09-1973 thiết lập quan hệ với VN
D. Nhật từ 1991 – 2001
1. Kinh tế : 1991- 2000 lâm vào tình trạng suy thoái , nhưng vẫn là 1 trong 3 trung tâm tài chính – kinh tế lớn của thế giới
2. Khoa học kỹ thuật : tiếp tục phát triển ở trình độ cao
3. Chính trị : có phần không ổn định
4. Văn hoá :
- Lưu giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá
- Kết hợp văn hoá truyền thống với văn hoá hiện đại
5. Đối ngoại
• Tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật
• Coi trong quan hệ phương Tây mở rộng đối ngoại toàn cầu
• Gia tăng khu vực Châu Á – TBD – ASEAN
XV. Mâu thuẩn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh
Từ liên minh chống phát xít , Liên Xô – Mỹ chuyển sang đối đầu , từ đó dẫn đến “ Chiến tranh lạnh “
 Mục tiêu
• Liên Xô : Duy trì hoà bình và an ninh thế giới
• Mỹ : Chống phá Liên Xô và các nước XHCN , mưu đồ bá chủ TG
 Mỹ khởi đầu “ Chiến tranh lạnh “
• 3-1947 , Tổng thống Truman tuyên bố “ Chiến tranh lạnh “
• 6-1947 , Mỹ thực hiện “ kế hoạch Mácsan”
• 1949 thành lập Tổ chức Bắc Đại Tây Dương ( NATO )
 Hình thành sự đối lập Liên Xô
• 1- 1949 , Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV)
• 5-1955 , Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vacsava
 Sự ra đời của NATO & tổ chức hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực , 2 phe . Chiến tranh lạnh bao trùm cả TG

Added (2009-03-13, 5:43 Pm)
---------------------------------------------
XVI. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt
Đầu những năm 70 , xu hướng hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện
• 9-11-1972 , CHDC Đức và CHLB Đức kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
• 1972 , Mỹ và Liên Xô kí hiệp ước về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
• 8-1975 , 33 nước Âu – Mỹ - Canada kí hiệp ước Henxinki ( an ninh và hợp tác )
• Đầu những năm 1970 , Liên Xô – Mỹ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao
• 12-1989 tại đảo Manta , Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “ Chiến tranh lạnh “
 Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt
 “ Chiến tranh lạnh “ làm suy giảm “ thế mạnh “ của Liên Xô và Mỹ
 Tây Âu và Nhật vươn lên trở thành đối thủ của Mỹ
 Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ , khủng hoảng
XVII. Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
1989 – 1991 , Liên Xô và Đông Âu sụp đổ , các liên minh kinh tế , quân sự giải thể , sự sụp đổ của 2 cực Ianta và Mỹ là “ cực “ duy nhất còn lại
Từ sau năm 1991 , thế giới diễn ra những thay đổi và phức tạp
• Trật tự thế giới mới theo xu hướng “ đa cực “
• Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung và phát triển kinh tế
• Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới “ một cực “ bá chủ thế giới nhưg khó thực hiện được
• Hoà bình thế giới được củng cố , tuy ngihên hoà bình và nội chiến diễn ra ở nhiều nơi
Sang TK XXI , xu thế hoà bình , hợp tác là xu thế chính trong quan hệ quốc tế
Sự xuất hiện Chủ nghĩa khủng bố ngày 11-09-2001 tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế ( đặt các quốc gia đứng trước nhiều thách thức )
XVIII. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau TK XX
A.Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
1. Nguồn gốc và đặc điểm
a./ Nguồn gốc
Do những đòi hỏi của cuộc sống , của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
b./ Đặc điểm
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
2 giai đoạn
• Những năm 1940 – 1970 của thế kỷ XX diễn ra trên lĩnh vực kinh tế
• 1973 đến nay , diễn ra trên lĩnh vực công nghệ
2. Những thành tựu tiêu biểu
• Thu được những thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực
• Về khoa học cơ bản có những bước nhảy vọt trong các ngành Toán – Lý – Hoá – Sinh …..
• 1997 , tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính
• 2003 giải mã được “ Bản đồ gen người “
• Lĩnh vực công nghệ : tìm ra được những dụng cụ sản xuất mới , máy tính điện tử , tìm ra nguồn nguyện liệu mới ( năng lượng mặt trời , năng lượng gió ) , chế tạo ra vật liệu mới ( polime …) , công nghệ sinh học (công nghệ tế bào , cách mạng xanh trong nông nghiệp ) , thông tin liên lạc và giao thông vận tải , chinh phục vũ trụ ( vệ tinh nhân tạo , du hành vũ trụ )
 Tích cực
 Tăng năng suất lao động , tăng cao mức sống và chất lượng cuộc sống , tăng chất lượng giáo dục
 Giao lưu về kinh tế , văn hoá , giáo dục
 Tiêu cực : Gây ra nhiều hậu quả , ô nhiễm môi trường
C. Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó
Những năm 80 đến thế kỷ XX , sau “ Chiến tranh lạnh “ , TG diễn ra xu hướng toàn cầu hoá
Biểu hiện :
• Sự phát triểnh nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
• Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
• Sự sáp nhập cà hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
• Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế , thương mai , tài chính quốc tế và khu vực
 Tích cực : Thúc đẩy rất mạnh , rấ nhanh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất , đưa lại sự tăng trưởng cao  tiến hành cải cách sau rộng để nâng cao sức cạnh tranh & hiệu quả của nền kinh tế
 Tiêu cực : Dẫn đến sự bất công xã hội , ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn , hoạt động và đời sống của con người kém an toàn về kinh tế , tài chính đến kém an toàn về chính trị , nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc & xam phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia
 Toàn cầu hoá vừa là cơ hội , vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia , dân tộc

 
NguyenAnhTuDate: Friday, 2009-03-13, 5:52 PM | Message # 2
Giang hồ ẩn sĩ
Group: Động chủ
Messages: 18
Reputation: 0
Status: Offline
ui chà...nhìu wá nhỉ...hìhì
 
Coc_ChuDate: Friday, 2009-03-13, 7:11 PM | Message # 3
Admin
Group: Động chủ
Messages: 38
Reputation: 0
Status: Offline
Cám ơn sự đóng góp của bạn............
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Copyright MyCorp © 2024
Free website builderuCoz